Mục đích Chiếm lĩnh Trung Hoàn

Các nhà tổ chức phong trào (từ trái qua: Cha Châu Diệu Minh, Đới Diệu Đình và Trần Kiện Dân) đưa ra tuyên bố trong một cuộc họp báo vào ngày 27 tháng 3 năm 2013.

Ngày 16 tháng 1 năm 2013, Benny Tai, phó giáo sư tại Đại học Hồng Kông, đăng tải một bài báo trên Tạp chí Kinh tế Hồng Kông. Trong đó, ông đề xuất thực hiện một hành động bất tuân dân sự tại Trung Hoàn, trung tâm kinh tế và tài chính của Hồng Kông, gây áp lực lên chính phủ nếu chứng minh được rằng các dự thảo về hình thức phổ thông đầu phiếu của chính phủ là dân chủ "giả".[7]

Tổ chức Hoà Bình Chiếm Trung tuyên bố rằng phong trào sẽ vận động hình thức phổ thông đầu phiếu thông qua đối thoại, thảo luận, trưng cầu dân ý và hành động bất tuân dân sự (biểu tình).[8] Phong trào cũng đề nghị chính phủ phải đáp ứng các "tiêu chuẩn quốc tế" liên quan đến phổ thông đầu phiếu, như bình đẳng số phiếu bầu, trọng lượng mỗi phiếu bầu tương đương nhau, không có giới hạn bất hợp lý về quyền ứng cử và đề xuất chung cuộc đối với việc cải cách bầu cử phải được các phương thức của quá trình dân chủ quyết định. Hoà Bình Chiếm Trung tuyên bố rằng bất kỳ hành động bất tuân dân sự nào cũng đều thuộc dạng bất bạo động,[8] mặc dù phong trào không thể đảm bảo rằng cuộc vận động Chiếm lĩnh Trung Hoàn sẽ diễn ra trong hòa bình.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiếm lĩnh Trung Hoàn http://english.cri.cn/12394/2014/08/16/2941s840579... http://www.globaltimes.cn/content/820178.shtml http://www.globaltimes.cn/content/822450.shtml http://www.globaltimes.cn/content/884080.shtml http://www.bbc.com/news/technology-29409533 http://www.bbc.com/news/world-asia-china-27702206 http://www.bbc.com/news/world-asia-china-28076566 http://www.bbc.com/news/world-asia-china-29448338 http://www.bbc.com/news/world-asia-china-29477731 http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y